1. CỐ ĐÔ KAMAKURA TỪNG LÀ THÀNH PHỐ LỚN THỨ TƯ TRÊN THẾ GIỚI
Kamakura từng là cố đô của nước Nhật trong một giai đoạn ngắn (1185 – 1333). Thành phố phát triển nhanh chóng trong những năm tháng là thủ phủ, nhiều nhà nghiên cứu ước chừng rằng vào năm 1250 thì dân số nơi này lên đến 200,000 dân và trở thành đô thị lớn thứ tư trên toàn thế giới vào lúc bấy giờ. Ngày nay, Kamakura chỉ có khoảng 174,000 dân cư. Được xem là một thị trấn nhỏ thanh bình và thu hút du lịch bởi có nhiều đền chùa, những bãi biển xinh đẹp và do sự huy hoàng trong quá khứ.
2. CÔ LẬP VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI TRONG 217 NĂM
Nước Nhật dường như không giao thương với bên ngoài trong suốt từ 1635 đến 1852 bởi sắc lệnh Sakoku. Đây là sắc lệnh “bế quan tỏa cảng”: cấm người dân giao du, buôn bán với người ngoại quốc, cấm Thiên Chúa giáo và hạn chế tối đa mọi hoạt động với bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sau khi hàng loạt xung đột xảy ra bởi việc tiếp xúc với người Bồ Đào Nha, lãnh thổ nước Nhật bị đe dọa, người Nhật bị bắt làm nô lệ và đưa đến châu Âu, và căn bệnh đậu mùa theo đường hàng hải đến từ phương Tây…
Chính khoảng thời gian dài tự cô lập với thế giới bên ngoài khiến nước Nhật càng yếu thế khi đụng độ với phương Tây bởi thua kém rõ rệt trong công nghệ kỹ thuật. Đến năm 1852, hải quân Hoa Kỳ đã thành công ép Nhật Bản mở cửa giao thương và phát triển trở lại. Nhưng chính khoảng thời gian tự phong tỏa này đã giúp nước Nhật bảo tồn và duy trì hiệu quả nền văn hóa độc đáo của mình.
3. NHỮNG SAMURAI TỪNG GHÉ THĂM NEW YORK VÀO NĂM 1860
Khi nước Nhật mở cửa giao thương trở lại, những tập đoàn phong kiến vẫn duy trì được sức ảnh hưởng của mình thêm một vài năm trong chính quyền, điển hình là các samurai. Và họ tham gia vào những chuyến công du đến những quốc gia phương Tây; vào năm 1860, phái đoàn gồm 76 samurai lần đầu tiên đặt chân đến New York.
4. TỪNG CÓ 5000 TÒA LÂU ĐÀI
Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là sự bất ổn chính trị bởi sự các cứ lãnh thổ của các lãnh chúa, đi kèm là những cuộc nội chiến dai dẳng kéo dài từ 1467 đến 1603. Thành trì, lâu đài được xây dựng liên tục để phục vụ chiến tranh, bảo vệ lãnh thổ. Đến cuối thời kỳ, toàn nước Nhật có khoảng 5000 tòa lâu đài.
Lịch sử nước Nhật sau đó bước vào thời kỳ hưng thịnh và ổn định dưới sự cai trị Mạc Phủ, lâu đài dần trở nên mất đi vai trò ban đầu. Đến những năm 1860, nước Nhật đi vào thời kỳ đại canh tân khi Thiên Hoàng dần lấy lại quyền lực và xóa sổ Mạc Phủ cùng tầng lớp samurai, để tránh hậu họa mà hầu hết những tòa lâu đài đều bị phá bỏ.
Hiện nay chỉ còn vài tòa lâu đài mang tính biểu tượng còn tồn tại, và chính quyền đang trong quá trình xây dựng và trùng tu lại những di tích trên nền đất cũ.
5. NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ IN MÀU TỪ NĂM 1765
Người Nhật bắt đầu sản xuất bản gỗ in màu từ năm 1765, kỹ thuật này sớm được áp dụng và việc sản xuất những cuốn tiểu thuyết tranh, nổi bật nhất là Gesaku mà trước đây chỉ mang hai màu mực trắng-đen. Đây có thể được xem là tiền đề cho những cuốn truyện tranh ngày nay.
Tuy nhiên, kỹ thuật in này bị tầng lớp quý tộc xem là một mối họa vì Gesaku là cuốn tiểu thuyết mang những hình ảnh mang tính chế giễu và gây tranh luận chính trị. Cải cách Kansei vào năm 1787 đã cấm lưu hành Gesaku cũng như kỹ thuật in màu, những nghệ nhân bị trừng phạt rất nặng.
6. NGƯỜI NHẬT TẠO RA ROBOT TỪ NHỮNG NĂM 1600
Kỹ thuật tự động hóa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Nhật Bản, đồng hồ chạy bằng sức nước được phát minh ra từ thế kỷ thứ 8 là một ví dụ điển hình. Đến thế kỷ 17, Nhật Bản phát minh ra những con búp bê cơ khí có tên là Karakuri, chúng có thể trình diễn những cử động và múa những động tác đơn giản. Và đến thế kỷ 19, Karakuri được nâng lên một tầm cao mới khi nó có thể phục vụ trà đạo và bắn cung.
7. MỘT MÉT VUÔNG ĐẤT TẠI KHU GINZA TỪNG ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ KHOẢNG 30 TRIỆU YÊN
Vào năm 1988, vào thời điểm cao trào của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản thì quận Ginza, thủ phủ thời trang sầm uất của Tokyo, được định giá đến 30 triệu Yên (trên 6 tỉ VND theo tỉ giá bây giờ) cho một mét vuông. Và theo tỉ giá thời lúc ấy, thì một mẫu Anh đất tại khu vực này sẽ có giá là 885 triệu USD.