Khi nước rút cũng là lúc những con đường dẫn đến các địa điểm thú vị này dần được hé lộ, mở ra bao điều bí ẩn cho du khách.
Du lịch thế giới khám phá 9 điểm đến kỳ diệu chỉ có thể ghé thăm khi thủy triều rút
1. Đảo St. Michael, Anh
Đây là một hòn đảo nhỏ đầy sỏi đá, nổi bật nhất có thể kể đến chính là tòa lâu đài và nhà thờ đẹp lộng lẫy có từ thời Trung cổ.
Khi thủy triều rút, một con đường đắp bằng đá granite sẽ xuất hiện dẫn lối cho du khách.
Theo truyền thuyết, nơi đây từng là chỗ ở của gã khổng lồ Cormoran, kẻ khi đói sẽ lội vào bờ để ăn cắp gia súc của người dân.
2. Haji Al Dargah, Ấn Độ
Đây là một nhà thờ Hồi giáo và một ngôi mộ, được xem như ví dụ xuất sắc cho kiến trúc Hồi giáo – Ấn Độ được hàng ngàn người mộ đạo thăm viếng mỗi tuần.
Để tới đây, người ta phải đi qua một con đường hẹp dài 500m và chỉ có thể đi được vào lúc nước rút, đặc biệt nguy hiểm những khi gió mùa.
Theo truyền thuyết, ngôi mộ thuộc về một thương nhân Hồi giáo giàu có, thi thể ông trôi dạt vào bờ còn quan tài của ông trôi về phía biển Ả Rập. Tuy nhiên, khi dạt vào bờ ông đã vô tình chọc ngón tay vào đất và phát hiện ra dầu mỏ.
3. Đảo Holy, Lindisfarne, Anh
Đây là một hòn đảo nhỏ nhắn, nổi bật nhất với một tòa lâu đài và từng là trung tâm của đạo Cơ Đốc vào thời kỳ Anglo-Saxon. Con đường đi tới đây bị ẩn giấu 2 lần/ngày khi thủy triều lên.
Người Viking từng tấn công lên đảo năm 793, gây ra nỗi kinh hoàng cho toàn thể tín đồ Công giáo. Đây cũng được coi như dấu mốc cho thời kỳ của người Viking.
4. Ko Nang Yuan, Thái Lan
Một hòn đảo nhỏ thuộc nhóm quần đảo có đặc điểm vô cùng lý tưởng cho việc lặn biển ở vùng Đông Nam Á. Con đường đến đây là một dải cát trắng phau xuất hiện mỗi khi triều xuống.
Với lợi thế rặng đá tương đối nông kết hợp lớp san hô mềm vô cùng phức tạp và hằng hà sa số các loài cá vẹt, cá thiên thần, Ko Nang Yuan rất nổi tiếng trong giới lặn biển trong khu vực.
5. Eilean Tioram, Scotland
Đây chỉ là tàn tích một tòa lâu đài, hiện không cho khách du lịch tham quan vì e ngại đá rơi, nhưng đồng thời cũng tạo nên vẻ đẹp tựa như tranh vẽ. Con đường cát nối từ bờ ra đây chỉ có thể sử dụng được khi nước triều thấp.
Hòn đảo được củng cố từ thời kỳ đồ sắt, do có vị trí chiến lược đối với dòng chảy khu vực cửa sông Shiel.
6. Hải đăng Đông Quoddy, Canada
Đây là một trong những ngọn hải đăng bằng gỗ cổ kính nhất Canada, cũng là địa điểm trọng yếu để định vị vịnh Fundy. Các tảng đá trồi lên cạnh ngọn hải đăng biến nơi đây thành một hòn đảo lúc triều lên, nhưng con người có thể đi bộ và leo thang đến đây khi nước xuống.
Tương truyền, cựu tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt khi còn nhỏ đã từng nghỉ hè và mắc bệnh bại liệt trên đảo Campobello.
7. Vịnh Curio, vùng Caitlins, New Zealand
Nơi đây là quê hương của khu rừng hóa thạch có tuổi đời 160 triệu năm và cũng là nhà ở của loài cánh cụt vàng độc đáo của New Zealand (hay còn gọi là hoiho), một trong những loài cánh cụt quý hiếm nhất thế giới.
Du khách sẽ phải bay đến vịnh Curio và chờ đợi. Mỗi đợt triều xuống khoảng 4 giờ, nước rút đi sẽ hé lộ những hóa thạch đã có từ kỷ Jura.
Ban đầu, bạn có thể lầm tưởng chỉ là những viên đá bình thường, nhưng nếu nhìn kỹ sẽ phát hiện ra đó thực chất là các gốc cây đã hóa đá hay các thân cây đổ từ ngàn xưa.
8. Đường biển nhiệm màu Jindo, Hàn Quốc
Lễ hội đường biển nhiệm mầu Jindo được tổ chức ăn mừng một con đường tự nhiên nối liền giữa đảo và đất liền chỉ xuất hiện 2 lần/năm.
Đây là con đường dài khoảng 3km, rộng khoảng 36m và chỉ xuất hiện khi triều xuống cực thấp, thậm chí trong điều kiện này người ta cũng chỉ có thể đi lại trong vòng 1 giờ. Hãy cẩn thận vì có đến nửa triệu người đổ về đây mỗi năm.
Theo truyền thuyết, khi loài hổ trên đảo Jindo quá nhiều, cô gái trẻ Bbong đã bị bỏ rơi lại. Cô cầu khấn thần Yongwang để được đoàn tụ với gia đình và thần đã đáp lời bằng cách tách rẽ mặt biển. Mỗi mùa xuân đến, phép mầu lại được tái hiện.
9. Đảo St. Michel, Pháp
Đây được xem như địa điểm có thể tham quan khi triều rút mang tính thách thức nhất.
Cấu trúc của toàn bộ thị trấn biểu thị cho cả xã hội phong kiến đã xây dựng lên nó: ở trên cùng là Chúa, có các tu viện, bên dưới là các sảnh đường, rồi đến cửa hàng và nhà ở, dưới cùng, bên ngoài tường thành là nhà ở của ngư dân và nông dân.
Chỉ có một con đường xuất hiện khi thủy triều rút, người ta cũng không thể xâm nhập hòn đảo bằng cách băng qua các bãi bồi được. Cũng chính vì vậy mà nhiều người hành hương thời Trung cổ đã phải bỏ mạng, lưu lại hòn đảo có cái tên “Thánh Michel giữa muôn trùng sóng dữ”.
Ngọn núi này chưa hề bị xâm chiếm trong cuộc chiến tranh Trăm Năm nhờ vào công của một đồn trú nhỏ đã đánh bại cuộc tấn công của người Anh vào năm 1433.