Đặc sản Chiết Giang, ăn là nhớ mãi

1. THỊT ĐÔNG PHA

1. Thịt Đông PhaSlideshow
Thịt Đông Pha được đặt tên theo nhà thơ Tô Đông Pha thời nhà Tống. Ông là một một văn sĩ đa tài, vừa là nhà thơ, nhà văn, thư pháp, vừa là nhà hội họa bậc nhất thời bấy giờ. Không những thế ông còn rất giỏi chế biến món ăn, trong đó có món “thịt kho tàu” là món sở trường nhất của Tô Đông Pha. Tương truyền vào năm Tây Hồ bị cỏ mọc chiếm mất nửa hồ, ông đã phát động dân công đến nhổ cỏ, làm sạch hồ rồi dùng cả đất bùn vớt lên đắp con đê dài, nhờ đó mà cải thiện được đời sống người dân. Dân địa phương nhớ ơn, vào mùa xuân không hẹn nhau cùng đem thịt đến tặng Tô Đông Pha. Ông thấy nhận được nhiều vậy bèn chia sẻ với dân công đã giúp đỡ, thế là ông kêu người nhà cắt thịt thành từng miếng rồi chế biến theo công thức ông sáng chế và đem rượu tặng kèm. Nhưng chẳng ngờ đâu người nhà khi nấu lại nghe nhầm câu “đem theo rượu tặng kèm” thành “đem theo rượu nấu kèm”, kết quả là làm ra được một món thịt kho tàu có hương rượu rất đặc biệt lại cực ngon miệng.

Thịt có chế biến không quá cầu kỳ nhưng lại đặc biệt đậm đà, là món ăn tuyệt hảo khi ăn cùng cơm. Để nấu người ta dùng thịt ba chỉ cắt thành miếng hình vuông vừa ăn, ướp với nước tương, xì dầu và rượu Thiệu Hưng (Shao Xing). Miếng thịt sau đó được chiên trong dầu nóng, sao cho có vỏ ngoài vàng ruộm và phần da hơi giòn. Cuối cùng ta đặt thịt vào nồi đun cùng hỗn hợp nước ướp, hầm trong 3 tiếng để thịt chín nhừ. Khi hầm miếng thịt thì buộc dây để thịt giữ được nguyên hình dạng ban đầu, phần nạc và mỡ không bị tách ra.

2. CÁ GIẤM TÂY HỒ

2. Cá giấm Tây HồSlideshow
Đây là một món ăn cực kỳ quen thuộc với người dân sống ở ven khu vực Tây Hồ, Hàng Châu. Nguyên liệu chính để chế biến là những con cá côn tươi được bắt lên từ Tây Hồ. Món ăn này đặc biệt ở chỗ người ta sẽ không nấu cá luôn sau khi bắt, mà để cá đói 1 – 2 ngày, khi đó loại cá này mới tiết ra một loại tạp chất từ ruột, để loại bỏ các chất bùn, cho ruột cá không còn thức ăn dư thừa nữa.

Khi chế biến, cá giấm Tây Hồ có yêu cầu rất nghiêm ngặt về độ lửa, chỉ cần chiên trong khoảng 3 – 4 phút là vừa tới. Sau khi chiên xong người ta sẽ rưới một lớp sốt chua ngọt có màu sắc rất hấp dẫn, mang vẻ bóng mịn cho món ăn. Khi thưởng thức chúng ta sẽ cảm nhận được phần thịt mềm của cá, vừa có vị chua, tươi ngon rất đặc biệt.

3. GÀ ĂN MÀY

3. Gà ăn màySlideshow
Gà ăn mày không những là một trong những món ăn truyền thống của Chiết Giang, mà nó còn là món đặc sản nổi tiếng gần xa của Trung Quốc. Để làm món gà ăn mày, người ta sẽ làm sạch gà, để nguyên con chỉ bỏ đi phần nội tạng rồi nhổi một hỗn hợp gồm hành lá, gừng, đậu tương, bột ngũ vị và một số loại thảo mộc của Trung Quốc vào để làm tăng hương vị món ăn. Sau đó mới bọc lá sen (hoặc lá cọ) trước rồi lại bọc bùn quanh con gà, rồi cho vào than nướng chín.

4. BÁNH Ú GIA HƯNG

4. Bánh ú Gia HưngSlideshow
Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng, có lịch sử lâu đời của vùng Gia Hưng. Món bánh ú này được làm từ gạo nếp không nát, béo nhưng không ngấy, còn mùi hương thơm nếp, mặn ngọt vừa phải, có vị thịt tươi rất nổi tiếng được bọc trong lá chuối. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị mềm và thơm, lại có thêm miếng thịt nhỏ, đặc biệt món này phải thưởng thức khi đang còn nóng mới ngon. Nếu bạn có dịp đến Chiết Giang thì nên ghé chợ địa phương tìm mua món ăn này, nó rất tiện ăn nên được nhiều du khách ưa thích, ưu ái đặt cho cái tên “món ăn nhanh phương Đông”.

5. BÁNH LÚA MẠCH THỊT HEO

5. Bánh lúa mạch thịt heoSlideshow
Bánh lúa mạch thịt heo còn có cái tên gọi khác là “bánh lúa mạch thịt viên”, có cách chế biến cũng tương tự như cách người ta hay làm bánh lúa mạch nhân rau, chỉ có điều là kích thước nhỏ hơn một tý. Bột lúa mạch sẽ được dùng để làm vỏ, thịt heo băm làm nhân rồi rán lên. Khi ăn bánh người ta thường dùng 3 chiếc đũa, 1 chiếc để giữ bánh trên đĩa, còn 2 chiếc (1 đôi) để gắp bánh, chấm cùng nước tương hoặc dấm tùy theo khẩu vị.

6. CUA XANH CỰ DUYÊN

6. Cua xanh Cự DuyênSlideshow
Tam Môn là nơi nuôi cua xanh đã có 200 năm lịch sử. Cua xanh Tam Môn đặc biệt to, khỏe, có màu sắc tươi sáng và vị thịt tươi ngon, rất nổi tiếng trong vùng Phúc Kiến, Thượng Hải, Chiết Giang. Cua xanh Cự Duyên là giống ăn thịt đào hang, chỉ ra ngoài vào ban đêm. Thịt cua xanh Cự Duyên rất giàu protein và ít chất béo, chứa 18 loại axit amin. Ngoài để chế biến thức ăn thì cua xanh Cự Duyên còn để làm dược liệu rất giá trị.

7. BÁNH XỐP NGÔ SƠN

7. Bánh xốp Ngô SơnSlideshow
Loại bánh này còn có tên là “Đại Cứu Giá”, “Bánh Áo Tơi”. Bánh xốp Ngô Sơn có màu vàng, xếp lớp nhiều tầng trên nhọn dưới tròn, hình dạng giống như Kim Sơn, được phủ một lớp đường trắng như bông. Bánh giòn mà không vỡ, có dầu mà không ngấy, lúc ăn có vị giòn xốp, ngòn ngọt cực hợp khẩu vị. Loại bánh này được xem như là một trong những món điểm tâm nổi tiếng nhất của Chiết Giang, với lịch sử đã qua 700 – 800 trăm năm rồi.

8. BÁNH TRÔI NƯỚC NINH BA

8. Bánh trôi nước Ninh BaSlideshow
Đây là một trong những món ăn vặt nổi tiếng nhất của Ninh Ba và cũng là món ăn vặt tiêu biểu của Trung Quốc, có lịch sử từ lâu đời. Tương truyền bánh trôi nước đã bắt đầu từ triều Tống. Người dân các vùng khi đó đều thích ăn một loại món ăn mới, nên họ đã dùng một loại mứt quả để làm nhân, còn bên ngoài dùng bột gạo nếp nặn thành hình tròn. Khi ăn sẽ thấy bánh có vị thơm ngọt rất vui miệng. Bởi viên gạo nếp khi nấu chín vừa nổi vừa chìm trong nồi, nên nó còn được gọi là “phù viên tử” (viên nổi). Khác với người phương Bắc, người Ninh Ba có tập tục ăn bánh trôi nước cùng gia đình vào sáng ngày xuân.