Bhutan được mệnh danh là ‘Thiên đường hạ giới cuối cùng’ với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa. Nơi đây luôn là điểm đến tuyệt vời mà nhiều lữ khách thập phương yêu thích và ngưỡng mộ.
Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bhutan còn là một đất nước với một nền văn hóa khác biệt và để lại ấn tượng sâu đậm cho du khách đến thăm. Những truyền thống Phật giáo vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân Bhutan trong cuộc sống.
1.TỔNG QUAN CHUNG
Thimphu là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Vương quốc Bhutan. Thimpu được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới với những nét pha trộn giữa hoài cổ và hiện đại. Nơi đây còn được biết đến là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông. Được biết đến với các địa điểm Phật giáo phong phú, những điểm tham quan nổi tiếng như Tashichho Dzong, The Memorial Chorten, và tượng Phật Dordenma.
Paro là một trong nhưng thành phố lâu đời của Bhutan. Đến đây phải nhắc đến nhà hiền triết Guru là Padmasambhava. Ông là người đã mang Phật giáo đến Bhutan, Tây tạng và các nước láng giềng trong thế kỷ thứ 8. Ông còn là người đã xây dựng nên tu viện trên vách đá cao khoảng 900m so với thung lũng Paro và nằm tại độ cao 3200m, đó chính là Paro Taktsang hay thường được gọi là Tiger Nest từ năm 1692. Nay đã trở thành biểu tượng của đất nước Bhutan xinh đẹp.
2. THỜI ĐIỂM DU LỊCH Ý TƯỞNG
Dưới đây là “dự báo thời tiết” quanh năm ở Bhutan nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn thời điểm nào để đi:
☛ Tháng 12 – 1 – 2 (thấp điểm): Mùa đông, nhiệt độ từ 5 – 20°C. Có thể có tuyết.
☛ Tháng 3 – 4 – 5 (cao điểm): Mùa xuân – mùa lễ hội. Tháng 3 và 4 có hoa đào, cuối tháng 4 đầu tháng 5 có hoa phượng tím.
☛ Tháng 6 – 7 – 8 (thấp điểm): Mùa hè. Thời tiết mát mẻ, hơi lạnh vào buổi tối. Mùa hè cũng là mùa mưa, nhiều nhất là tháng 7.
☛ Tháng 9 – 10 – 11 (cao điểm): Mùa thu. Trời trong xanh, mát mẻ. Tháng 10 và 11 có lễ hội.
3. TIỀN TỆ – NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ chính của Bhutan là Dzongkha, có nghĩa là ngôn ngữ (kha) được nói ở dzong (một tu viện kiểu pháo đài được xây trên khắp Bhutan bởi Shabdrung Ngawang Namgyal vào thế kỷ 17). Ngoài ra, người dân địa phương còn nói tiếng Nepal và tiếng Anh.
☛ Tiền tệ
Bạn có thể sử dụng đô la Mỹ thoải mái vì nó được chấp nhận rộng rãi. Tiền Bhutan chỉ cần khi bạn mua đồ lưu niệm trong một số trường hợp thôi. Thẻ tín dụng, VISA, Mastercard hay Amex cũng đã sử dụng được ở hầu hết các máy ATM ở Bhutan, chủ yếu Thimphu và Paro.
Bạn có thể đổi từ các loại tiền lớn sang tiền Bhutan ở khách sạn hoặc ngân hàng ở Bhutan. Trước khi ra về, trừ khi bạn muốn giữ làm kỷ niệm, bạn nên nhớ đổi lại sang tiền đô la Mỹ, tránh trường hợp về không đổi được vì tiền Bhutan không thông dụng.
4. THỦ TỤC XIN VISA
Mọi du khách tới Bhutan (trừ du khách từ Ấn Độ, Maldives và Bangladesh) đều phải xin visa trước khi khởi hành, bạn sẽ không xin được visa tại sân bay.
Về quá trình làm thủ tục visa Bhutan, bạn không tự xin được mà phải thông qua một công ty du lịch địa phương có giấy phép hoạt động ở Bhutan (được công bố trên trang http://www.tourism.gov.bt/). Công ty du lịch sẽ giúp bạn đăng kí visa trực tuyến và chuyển tiền thanh toán của bạn tới tài khoản Ngân hàng của Bộ Du lịch Bhutan.
Visa sẽ được cấp khi bạn đã có hóa đơn chi trả cho toàn bộ chuyến đi. Toàn bộ số tiền này sẽ được Bộ Du lịch Bhutan giữ lại cho đến khi bạn hoàn tất chuyến đi, Bộ Du lịch mới chuyển lại cho công ty du lịch. Nếu sau chuyến đi mà bạn không hài lòng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bô Du lịch Bhutan để được hỗ trợ.
Thời gian từ khi bạn thanh toán đến khi được cấp visa không quá 72 giờ. Visa Bhutan sẽ được đóng dấu trong hộ chiếu của bạn khi bạn tới nơi. Mức phí để được cấp visa là $40 và phải trả trước thông qua công ty du lịch.
► XIN VISA THEO DẠNG THĂM NGƯỜI THÂN
✉ Hồ sơ người thân/ bạn bè/ đối tác cần chuẩn bị:
– Thư mời với nội dung nêu rõ một số thông tin sau: thông tin về người mời và người được, thông tin về thời gian và mục đích chuyến đi đồng thời cũng nêu rõ thông tin về chi phí chuyến đi ai sẽ là người chi trả hay đài thọ
– Bản sao y công chứng passport/ chứng nhận quốc tịch/ visa hay giấy giờ chứng minh tình trạng lưu trú của người mời
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với đương đơn Việt Nam
– Nếu đài thọ chi phí chuyến đi vui lòng cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính
► XIN VISA DU LỊCH BHUTAN THÔNG QUA CÔNG TY TOUR
Bước 1: Tìm 1 công ty bán tour Bhutan sau đó hỏi giá, nếu phù hợp thì bạn book tour của họ, giá tour gia động từ 40-60 triệu tùy vào tháng và chất lượng
Bước 2: Chụp hình thẻ và hộ chiếu gửi cho công ty tour họ sẽ trình lên chính phủ để xin visa du lịch cho bạn, sau đó bạn đợi thông tin từ công ty tour.
Bước 3: Sau khi xác nhận dược nhận visa bạn đi máy bay tới sân bay Paro, sau đó đóng lệ phí 40$ cho 15 ngày du lịch ở Bhutan, và sẽ nhận được visa Bhutan ngay tại sân bay.
✉ Hồ sơ cần thiết chuẩn bị làm visa:
– Hộ chiếu gốc còn hạn 6 tháng trở lên + Các hộ chiếu cũ
– 04 Ảnh (4 cm x 6 cm) phong nền trắng, chụp mới chính diện, khổ hình theo yêu cầu của từng loại visa
– Giấy tờ chứng minh tình trạng cá nhân, nhân thân và xã hội: Chứng minh thư, Hộ khẩu gia đình, Đăng ký kết hôn
– Giấy tờ chứng minh tình trạng công việc: Đăng ký kinh doanh, Hợp đồng lao động,…
– Giấy tờ chứng minh khả năng tài tính và tài sản
– Booking vé và khách sạn/ giấy tờ chứng minh tình trạng lưu trú tại nước ngoài.
5. ĐẾN BHUTAN NHƯ THẾ NÀO?
Về vé máy bay đi Bhutan, hiện chỉ có hãng hàng không Druk Air của Bhutan có đường bay tới Bhutan. Druk Air có 2 chuyến bay tới Paro, mỗi ngày từ thủ đô Bangkok của Thái Lan và 2 chuyến mỗi tuần (Thứ 5, chủ nhật) từ Singapore. Ngoài ra, Druk Air còn có các chuyến bay hàng ngày từ Nepal và các thành phố ở Ấn Độ.
Vé máy bay của Druk Air là loại vé đầy đủ, không có ưu đãi hay giảm giá. Có hai loại là Economy Y và Business J (tương đương Eco Flex và Business Flex của Vietnam Airlines). Do đó, vé máy bay của Druk Air rất đắt, đối với vé khứ hồi hạng Y cho hành trình 3 tiếng từ Bangkok đi Paro và ngược lại là 868 USD (đã bao gồm thuế). Vé hạng J khứ hồi là 1.027USD cho hành trình khứ hồi Bangkok-Paro.
✈ Di chuyển trong Bhutan
Vì đi theo đoàn nên bạn không cần quá bận tâm đến việc lựa chọn các phương tiện để di chuyển sao cho phù hợp. Bạn hãy tận hưởng núi non hùng vĩ và cảnh quan xinh đẹp hiếm có ở đất nước này.
6. KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ
☛ Khách sạn ở khu vực Thimphu
– Ariya Hotel – Olakha, Thimphu, Bhutan. Giá phòng dao động từ $107.
– Hotel Migmar Thimphu – Olakha, Thimphu, Bhutan. Giá phòng dao động từ $73.
– Khamsum Inn – Phenday Lam, Thimphu, Bhutan. Giá phòng dao động từ $37.
☛ Khách sạn ở khu vực Paro
– Nak Sel Boutique Hotel & Spa – Ngoba Village, Paro Bhutan, Paro, Bhutan. Giá phòng dao động từ $150.
– Kichu Resorts – Lango, Paro, Bhutan. Giá phòng dao động từ $70.
7. THƯỞNG THỨC ẨM THỰC
Đây là món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Bhutan. Ema có nghĩa là ớt và datshi là phô mai trong tiếng Dzongkha – ngôn ngữ chính ở Bhutan. Bạn sẽ không chỉ ăn ema datshi hàng ngày, mà bạn sẽ thấy nó trong từng bữa ăn khi ở Bhutan. Các loại ớt – có thể là ớt xanh còn tươi hay ớt đỏ phơi khô, được xắt ra và nấu với phô mai và thật nhiều bơ.
✔ Kewa Datshi
Kewa nghĩa là khoai tây, vậy nên kewa datshi là món gồm khoai tây và phô mai Bhutan. Khoai tây thường được thái lát mỏng, sau đó được hầm với phô mai và bơ. Đôi khi người nấu còn cho thêm một ít ớt và cà chua.
✔ Shamu Datshi
Món ăn thứ ba có phô mai nấu với rau củ là shamu datshi, gồm các loại nấm và phô mai. Giống như các món datshi khác của Bhutan, bạn ăn kèm shamu datshi với cơm. Đến đây chắc bạn cũng đã nhận thấy, không thể nào đến Bhutan mà không ăn các món nấu chung với phô mai, thật nhiều phô mai! Datshi có lẽ là một trong những từ Bhutan đầu tiên bạn học được.
✔ BÁNH MOMO
✔ Phaksha Paa
Thịt lợn nấu với ớt đỏ. Các lát thịt lợn được chiên lên với những quả ớt đỏ phơi khô và đôi khi là cả vài loại rau rừng. Kết quả là một món ăn Bhutan, ngon tuyệt khi dùng kèm cơm và các món datshi khác.
✔ Yaksha Shakam
Nếu có loại thịt nào ngon hơn được thịt bò khô, đó chính là thịt yak (bò Tây Tạng) khô. Yak có vị tương tự giống thịt bò, nhưng đậm mùi hơn một chút và được cho là nhiều chất dinh dưỡng hơn. Với yaksha shakam, thịt yak được phơi sấy khô và có thể được nấu theo nhiều cách. Một trong các cách nấu ngon nhất là nấu chung với phô mai lên men làm từ sữa yak.
✔ EZAY
✔ Juma
Là một loại xúc xích phổ biến ở Bhutan làm từ thịt xay, gạo, và vài loại gia vị nhẹ nhồi trong ruột lợn. Không giống như ở các nước phương Tây, juma không dùng kèm bánh mì (hotdog) mà được ăn riêng.
✔ Suja
Làm từ trà hái trên núi hay các thảo dược tự nhiên, bơ yak và muối. Đây là đồ uống truyền thống của vùng núi cao Himalaya, và có công dụng làm ấm cơ thể tuyệt vời trong mùa đông.
8. ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG
Tu viện Paro Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan có tên gọi đầy đủ là tu viện Taktsang Palphug, còn được biết đến dưới tên tiếng Anh là The Tiger’s Nest Monastery (Tu viện Hang Cọp).
Tu viện Taktsan tọa lạc chênh vênh trên một vách núi đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, có độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, khoảng 900m so với thung lũng Paro.
Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của Ngài Padmasambhava (vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7).
✔ Tháp Kora
Xây dựng trong 12 năm kể từ năm 1740 bằng đá trắng, công trình đường bệ nằm tại thung lũng Karmaling, phía đông Bhutan. Đây là một trong những kiến trúc Phật giáo sớm nhất quốc gia này, được xây để xua đuổi tà ma, lưu giữ nhiều thánh tích Phật giáo.
Truyền thuyết nơi đây kể rừng, cô bé gái 8 tuổi người Ấn Độ đã sang đây, tự nguyện xin được chôn sống trên công trình bằng đá để cầu nguyện trong thời gian xây dựng tháp
✔ THÁP DRUK WANGYAL CHORTEN VÀ THÁP DOCHULA
Truyền thuyết kể rằng, tháp Dochula được xây để xua đuổi một con quỷ thường hay bắt người tại đèo Dochula. Đây là con đèo nối thủ đô Thimphu với miền đông Bhutan.
✔Pháo đài Punakha
Là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, Punakha nằm ở giữa hai con sông nổi tiếng Pho Chu và Mo Chu. Được xây dựng từ năm 1637, Punakha được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20. Hiện nay, Punakha thường xuyên mở cửa cho khách đến tham quan.
✔ PHÁO ĐÀI TRONGSA
Được xây dựng tại ngọn núi phía trên đập sông Mandge Chu, từ nhiều thế kỷ nay, pháo đài kiểm soát con đường giao lưu thương mại từ đông sang tây. Tháp canh Ta Dzong giờ được biến thành bảo tàng.
✔ Phiên chợ cuối tuần
Hình ảnh quen thuộc đời thường của người dân Bhutan là một điều vô cùng thú và hấp dẫn. Phiên chợ cuối tuần thường được mở vào 3 ngày là thứ 6 thứ 7 và chủ nhật để người dân trao đổi, mua bán hàng hóa cho nhau.
Đến với phiên chợ này bạn cũng có thể chọn mua được những loại nông sản thơm ngon cùng những món quà lưu niệm độc đáo của địa phương về để làm quà cho gia đình và bạn bè nữa đấy.
9. MUA GÌ LÀM QUÀ?
Bhutan còn rất nhiều các sản phẩm khác như: bột nghệ, bột trầm hương 100% không hoá chất, trà Safoon, hoa quả khô như nho khô, quả óc chó khô, táo sấy khô, bột gạo đỏ, dầu sả… Tất cả đều là sản phẩm organic có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Các sản phẩm khác như: rượu đào Zuzim, rượu whisky K5 (rượu được sản xuất nhân dịp vua thứ 5 đăng quang), mứt cam, quýt, táo, bột ớt khô hoặc ớt khô nguyên quả, vải dệt bằng lông bò Yak, các chuỗi hạt, các Thangka tranh phật pháp,…
10. NHỮNG LƯU Ý KHI DU LỊCH BHUTAN
– Tuyệt đối không được hút thuốc lá tại Bhutan, vì mức án phạt từ 2-5 năm tù giam nếu vi phạm.
– Người dân Bhutan rất thân thiện, mến khách họ sẵn sàng giúp đỡ, làm quen và trò chuyện với du khách.
– Không nên chặt cây, hái hoa, giết thú…điều đó có thể làm phiền lòng người dân.
– Nhiệt độ trung Bhutan tương đối thấp nên khí hậu lạnh quanh năm, chính vì thế bạn cần trang bị áo ấm. Ngoài ra, với những người không quen ăn chay theo kiểu chỉ có rau củ quả hoặc ăn nhạt, bạn nên chuẩn bị thức ăn nhẹ như mì gói, xúc xích, muối.
– Không nên cho trẻ em bánh kẹo, tiền bạc.
– Nên xin phép trước khi chụp ảnh người dân hoặc các mặt hàng tôn giáo.