Dome of the Rock, biểu tượng bền vững của Jerusalem

Được coi là vùng đất thiêng của ba tôn giáo lớn gồm Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, Jerusalem là nơi tìm đến đâu tiên của hàng triệu tín đồ tôn giáo mỗi dịp thánh lễ.

Còn được biết đến với tên gọi Al-Aqsa và Bayt al-Muqaddas, là địa danh linh thiêng thứ 3 của người Hồi giáo. Dome of the Rock là một ngôi đền nằm trên Núi Đền thờ (Temple Mount) trong thành phố cổ của Jerusalem, Israel.

VÙNG ĐẤT THIÊNG CỦA BA NỀN TÔN GIÁO

Vùng đất thiêng của ba nền tôn giáoSlideshow
Jerusalem là một thành phố Trung Đông nằm giữa Địa Trung Hải và Biển Chết, ở phía Đông của thành phố Tel Aviv, Israel. Đây là một trong những vùng đất linh thiêng nhất của ba tôn giáo lớn trên thế giới gồm: Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Ở trung tâm Jerusalem là Khu phố Cổ. Đó là mê cung với những con ngõ nhỏ có những nét kiến trúc cổ lâu đời. Nơi đây quy tụ bốn quảng trường lớn được bao bọc bằng đá của người Do Thái, Thiên chúa giáo, Hồi giáo và người Armenia.

Quảng trường Hồi giáo là khu vực lớn nhất trong 4 quảng trường tại Jerusalem. Nơi đây có đền thờ Mái vòm bằng vàng Dome of Rock (nơi được cho là nhà tiên tri Mahammad đã đi từ thánh địa Mecca tới đây và bay lên thiên đàng trên con ngựa có cánh) và nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa (nhà thờ Hồi giáo linh thiêng thứ ba và nằm dưới sự quản lý của Waqf – cơ quan thẩm quyền Hồi giáo của Jordan, quản lý các hoạt động tôn giáo tại Jerusalem). Quanh năm, hàng triệu tín đồ Hồi giáo khắp thế giới tới đây cầu nguyện, riêng dịp thánh lễ Ramadan, nơi đây thu hút hàng trăm ngàn người Hồi giáo tới hành hương.

THÁNH ĐƯỜNG AL AQSA VÀ DOME OF THE ROCK

Thánh đường Al Aqsa và Dome of the RockSlideshow
Được xây dựng vào khoảng năm 690 sau công nguyên, người ta tin rằng, từ nơi đây nhà tiên tri Mohammad đã bay lên thiêng đàng trên con ngựa có cánh. Giáo đường chính là Al-Aqsa nằm về phía nam của đền thờ này. Đền phần dưới hình bát giác, phía trên là một mái vòm tròn theo kiến trúc Byzance, được dựng khoảng năm 690, và vẫn còn nguyên vẹn đến nay. Phần mái vòm trước kia lợp ngói, sau đó năm 1964 vua Jordan đứng ra kêu gọi thế giới Ả Rập bỏ tiền làm lại mái bằng kim loại, bên ngoài dát vàng thật.

Bên trong, nằm ở trung tâm dưới mái vòm cao 20m và được bao quanh bởi một hàng rào bằng gỗ, là tảng đá mà người ta nói Muhammad đã bắt đầu miraj (lên trời). Theo Kinh Qur’an, Muhammad đã đẩy hòn đá xuống bằng chân, để lại dấu chân trên tảng đá (được cho là vẫn có thể nhìn thấy ở một góc). Mái vòm trở thành biểu tượng rực rỡ nhất trong ánh nắng của Jerusalem.

BỨC TƯỜNG THAN KHÓC

Bức tường than khócSlideshow
Đối với người Do Thái trên khắp thế giới, địa danh thiêng liêng nhất của họ là Bức tường than khóc tại thành cổ Jerusalem.

Bức tường này còn có tên là bức tường phía Tây (Western Wall), do vua Herod Echo xây dựng vào đầu thế kỷ I TCN, trên một đoạn đường chống của ngôi đền do vua Salomon xây dựng cách đây gần 3.000 năm. Bức tường trở thành nơi hành hương trong thời kỳ Ottoman và người Do Thái sẽ đến than khóc và than thở về sự phá hủy Đền thờ – đó là lý do tại sao địa điểm này còn được gọi là Bức tường than khóc, một cái tên mà người Do Thái có xu hướng tránh. Sau trận chiến với quân La Mã, bức tường bị phá hủy và hiện nay chỉ còn một đoạn ngắn của tường thành. Người Do thái xưa và nay rất tôn sùng bức tường này vì đối với họ đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là niềm tự hào dân tộc.

NHÀ THỜ MỘ CHÚA HOLY SEPLUCHER

Nhà thờ mộ chúa Holy SeplucherSlideshow
Gần Bức tường than khóc là nhà thờ mộ chúa Holy Seplucher. Người Do thái tin rằng đây là nơi an táng Đức chúa Jesus, nơi người đã ngã xuống sau khi vác thánh giá qua 14 chặng đường. Nơi đây được tôn kính như Đồi Sọ (đồi Can Vê hay Golgotha) nơi chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, cũng là nơi mà chúa Giêsu được mai táng và đã sống lại sau 3 ngày.

Phía trong khu hầm mộ được trang trí lộng lẫy với nhiều biểu tượng, hình ảnh cuộc đời Đức chúa Jesus. Bên ngoài hầm mộ là tảng đá nơi truyền thuyết cho rằng Đức chúa từng nằm trước khi được an táng, cũng được nhiều người Do thái đến cầu nguyện. Nhà thờ này là điểm viếng thăm quan trọng của những Kitô hữu hành hương ít nhất từ thế kỷ thứ 4.