Khu rừng “quái vật tuyết trắng” trên núi Zao đứng trước nguy cơ biến mất!

Trong nhiều năm qua, cánh rừng được gọi tên là “quái vật tuyết” – được hình thành một cách độc đáo khi mà làn nước mưa từ những đám mây trên biển Nhật Bản rơi xuống trên các tán cây thường xanh và đóng băng lại, cùng với tuyết phủ lên tạo thành những “chiếc lá” trắng trên đỉnh núi Zao, ngọn núi nối liền 2 tỉnh Yamagata và Miyagi, vốn nổi tiếng với những bãi trượt tuyết hàng đầu đất nước. Tuy nhiên, rừng cây tuyết trắng, cảnh quan độc nhất vô nhị thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm trên ngọn núi nổi tiếng này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do sự phá hoại của các loại côn trùng. Các loài bọ cánh cứng và sâu bướm đang bám vào và khiến các cây bị chết dần, các tán lá không còn mọc lên cũng như tuyết không thể tích tụ trên các cành cây được nữa.

Và việc rừng cây tuyết trắng này có nguy cơ biến mất cũng đồng nghĩa với một thảm họa thật sự đối với ngành du lịch của tỉnh Yamagata phía bắc Nhật Bản, khi rừng cây “quái vật tuyết” đã trở thành một địa điểm du lịch mang tính biểu tượng cho khu vực trong hàng chục năm qua.

Các loại sâu bướm dài 3mm đã được tìm thấy trên các cành cây trong khu rừng từ năm 2013, sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các loài bọ cánh cứng bám và ăn dần vào các cây, khiến chúng bị hư hại. Theo các điều tra, 45/60 các cây thường xanh gần ga Jizo Sancho, đưa khách du lịch bằng cáp treo lên đỉnh núi Zao đã bị hư hại bởi giống sâu. Vào năm ngoái, các cây được kiểm tra đều đã xuất hiện dấu hiệu bị phá hủy và ăn mòn bởi các loại côn trùng và khu vực bị ảnh hưởng đã lan xuống các tầng cây thấp hơn của ngọn núi.

Những con côn trùng đã và đang giết dần các giống cây, khiến các cây thường xuân mất đi tán lá, đồng nghĩa các ụ tuyết và băng sẽ không thể đọng lại trên cây được nữa. Đối diện với việc một trong những cảnh quan biểu tượng thu hút khách du lịch nhất của địa phương đứng trước nguy cơ biến mất, các quan chức của tỉnh Yamataga đang rất lo lắng cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà. Hằng năm có rất nhiều người đến để trượt tuyết, nhưng có ngày càng nhiều các khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia và Singapore, không đến đây vì trượt tuyết mà chỉ để ngắm nhìn khung cảnh cánh rừng tuyết. “Sẽ là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng khi mà rừng tuyết dần biết mất, khi mà nó đã trở thành một cảnh đẹp biểu tượng như vậy” ông Chiaki So, quan chức của Hiệp hội Du lịch Yamagata

Chính quyền tỉnh Yamagata đang làm việc với các quan chức lâm nghiệp của địa phương và các viện nghiên cứu để có thể nỗ lực giải quyết dứt điểm vấn đề và cứu lấy rừng cây thường xuân. Một sáng kiến đã được bắt đầu áp dụng khi các cây con ở độ cao thấp hơn ở khu vực lưng chừng núi đã được trồng, sau đó chúng sẽ được cấy vào các khu vực núi cao hơn, những vùng mà cây đang bị hư hại và tàn phá bởi côn trùng, mặc dù các quan chức cho rằng khí hậu trên núi càng lên cao càng trở nên khắc nghiệt và gây khó khăn hơn cho việc trồng cây, và điều nên làm nhất trước mắt là phải loại bỏ được hết các loại côn trùng đang bám và phá hủy các cây lớn ở trên đỉnh núi Zao.